SAO TỬ VI - CUNG MỆNH

6 thángs trước

SAO TỬ VI - CUNG MỆNH

Tử Vi nhập cung Mệnh:
1. Tính cách, ngoại hình, vận khí và phân tích mối quan hệ với các
sao khác: 
Tử Vi là Đế tinh, vì vậy sẽ có rất nhiều lời gièm pha, vu khống xung quanh người này, và phải nghe những lời vu khống đó là điểm yếu lớn nhất của Tử Vi. Cần phải có Hóa Quyền, Hóa Khoa hoặc gặp bách quan triều củng- chỉ như vậy mới có thể hóa giải được khuyết điểm trên.
Hiện tượng phổ biến thường gặp khi Tử Vi nhập cung Mệnh là người này hay bị mềm lòng, có những thói quen xấu.
Phàm là người Tử Vi nhập Mệnh có đặc điểm ngoại hình đầy đặn, mình dày, lưng đầy nhiều thịt, khuôn mặt giống cái muỗng, thuôn dài mà hình tròn, nước da đỏ tím hoặc trắng vàng, lông mày rậm, mắt to nhưng không sáng (chú ý: trên thực tế chứng minh luận điểm này không chuẩn), có tầm vóc trung bình và cao. Người này tính tình kiêu căng ngạo mạn, dễ tin lời người khác. Tính tình đôn hậu nhưng dễ bị ngoại cảnh chi phối. Nếu không có cát 
tinh chiếu mệnh thì tính cách người này càng thu mình, độc đoán, bướng bỉnh, và thường đi lang thang vô định. Nếu gặp phải sao hung tinh thì dễ thất vọng, tự mình gây tổn thương chính mình. Nhưng bất luận là có thêm sao sát tinh hay hung tinh hay không thì cũng có thể giảm bớt phần nào thiệt hại và mất mát.
Nếu Tử Vi nhập cung mệnh cùng với các cung: huynh đệ, phu thê, tử nữ, phụ mẫu, đồng thời không đồng cung với các sao cát tinh khác thì nó đứng đơn độc là chủ. Nhưng nếu tam phương không có sát tinh thì cả nam và nữ đều gặp may. Đặc biệt là đồng cung với sao Thiên Phủ, hoặc cùng sao Thiên Phủ phân chia vào hai cung mệnh và thân thì đều rất may mắn. Ngoài ra nếu là nam mệnh, nếu Tử Vi nhập vào các cung trên hoặc cung tật ách sẽ không nói lên điều cát lợi cho dù khi đó Tử Vi miếu vượng.
Trong tử vi đẩu số, Tử Vi là sao đứng đầu trong chòm sao Bắc Đẩu (Bắc Đẩu chi thủ), nó có 6 loại tổ hợp với các sao: Tử vi độc tọa, Tử Phủ, Tử Tham, Tử Tương, Tử Sát, Tử Phá. Dưới đây là phần luậ giải phân biệt các tổ hợp khác nhau:
- Tử Vi độc tọa:
Sao Tử Vi cần phải có bách quan văn võ, đi cùng với các sao: Thiên Phủ, Thiên Tương, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Đài, Bát Tọa, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thiên Quý, Ân Quang hoặc Đài Phù, Phong Cáo, Long Trì, Phượng Các. Trong đó có Văn Xương, Văn Khúc, Tam Đài, Bát Tọa (hay còn gọi là “Niên Dư”, tức là cỗ xe ngựa của Hoàng Đế) và các sao khác đồng cung hoặc cùng hội chiếu, vì có các sao cát tinh này phụ trợ thì sao Tử Vi càng tăng thêm phúc lành mạnh mẽ, không gặp
phải bất lợi. Nếu không có cát tinh mà lại gặp ác tinh hung tinh cùng tụ hội thì giống như người trung thành và đức hạnh ở xa còn tiểu nhân lộng quyền ở trước mặt hoặc kẻ tiểu nhân nắm giữ quyền hành ở trong triều đình, người chính tinh lại gặp tai họa, thuộc hạ của họ thường đạo đức giả, bội bạc, giả nhân giả nghĩa và gian xảo. Ví dụ: Tử Vi cần sự giúp đỡ của Tả Phù, Hữu Bật. Nếu không có tả hữu hai bên thì chỉ là độc vương, việc gì cũng phải tự
mình làm, rất nhiều khó khăn, thành bại bất nhất.
<<Tử Vi đẩu số toàn thư>> viết: “Bất nhập miếu, vô tả hữu, vi cô quân, diệc thanh nhàn tăng đạo”. Cấu trúc và chi tiết của hệ sao Cô Quân không 
được tiết lộ. Nên phải đọc là: “Bất nhập miếu, vô bách quan triều củng, vi cô quân”.
Chú ý: “Vô đạo chi quân” và “Tại dã cô quân” không giống nhau. Vô đạo là để chỉ không có cát tinh đồng cung hoặc hội chiếu mà trong các cung thuộc tam phương tứ chính lại không có nhiều sao ác sát, chủ về phản nghịch dối trá. Cô quân trong “Tại dã cô quân” tức là chỉ quyền lực bị sa sút, tổn hao sức lực. Đây chính là điểm khác biệt với vô đạo.
Nếu Tử Vi nằm đơn độc trong cung Mệnh, không có Bách quan triều củng (tức là không có các sao phụ tá nói trên đồng cung hoặc nằm ở cung đối diện với cung Mệnh), nếu trong tam phương tứ chính có Không Diệu và Hoa Cái (Không Diệu là từ dùng để chỉ Địa Không, Thiên Không, Tiệt Không và Tuần Không), người chính trực thích nghiên cứu triết học hoặc có tín ngưỡng tôn giáo sùng đạo.
Nếu Tử Vi nhập Mệnh nhưng không có các sao: Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt,… cùng chiếu, đồng thời Tử Vi không nhập miếu, tức là Quân Vương ở nơi hoang dã trở thành độc Quân (vị vua cô độc). Chủ nhân tính tình cô độc, tư duy vô tư nghĩ gì nói vậy, có thể xuất giới làm nhà sư, đạo sĩ.
- Tổ hợp “Tử Phủ”
Nếu Tử Vi cùng với các sao Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Phù cùng nhập vào cung Mệnh, lại có sao Hữu Bật đến hội ngộ. Chủ nhân là người cả đời phú quý song toàn. Nhưng nếu có Hỏa Tinh, Hóa Kị xông phá (nằm ở cung đối diện) thì kết cục không tốt đẹp.
Nếu cùng với sao Thiên Phủ nhập Mệnh mà không có cát tinh chiếu vào thì đây là người ích kỉ, bủn xỉn, coi trọng tiền bạc. Người này không thẳng thắn, hay tính toán với người khác. Điều này khiến cho người khác bực bội với anh ta gây ra phản cảm.
Nếu cùng với sao Thiên Phủ cùng nhập cung Mệnh, lại có sao Phá Quân nhập vào cung Phu Thê, tổ hợp này có thể kích thích tính chất đào hoa tốt nhất, người này giỏi giao tiếp. Nếu là nam giới, rất phóng đãng lãng tử, đam mê chìm đắm trong nữ sắc. Nếu là nữ giới, người này tự cao tự đại, cá tính mạnh mẽ, rất dễ đánh ghen.
Nếu Tử Vi nhập miếu, lại hội chiếu với Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả
Phù, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên Mã, Hóa Lộc, Hóa 
Khoa, Hóa Kị, người này nhất định phú quý song toàn. Nếu lại có Lộc Mã (Lộc Tồn, Thiên Mã) đan chéo, lại không hợp chiếu Không, Kiếp, thì người này nhất định đại phú đại quý.
- Tổ hợp “Tử Tham”
Nếu cùng với sao Tham Lang nhập cung Mệnh, lại có Thiên Phủ nhập vào cung Phu Thê, thì đây là tướng đào hoa, người này có yêu cầu cao trong cuộc sống tình cảm và các mối quan hệ giao tiếp, có sự theo đuổi dục vọng và quyền lực. Nếu lúc này không có cát tinh đồng cung chiếu mệnh thì đa số là người xảo trá đạo đức giả, không hẳn là kẻ tiểu nhân cũng không hẳn là quân tử.
Tử Vi trong tổ hợp lục tinh, thì tổ hợp “Tử Tham” nhập mệnh lại gặp Không Diêu và sát tinh, thì người này dễ có khả năng chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng và tôn giáo.
- Tổ hợp “Tử Tướng”
Nếu ba sao Thiên Tướng, Lộc Tồn, Thiên Mã, cùng hội chiếu sao Tử
Vi mà không đồng cung với các sao Không, Kiếp, ác sát, thì người này một đời phú quý song toàn.
Chú ý Tử Vi và Thiên Tướng đồng cung hoặc cùng hội chiếu, là có lại có một vài tổ hợp “Tử Vi tại tý, ngọ độc toạ”, “Tử Vi Phá Quân tại sửu, mùi đồng cung”, “ Tử Vi Thiên Phủ tại dần, thân đồng cung”, “Tử Vi Thiên Tướng tại Thìn, Tuất hai cung đồng cung”. Cho dù là tổ hợp nào đi chăng nữa, đều thích gặp Lộc Mã (Lộc Tồn, Thiên Mã), cũng như thích gặp “ Liên Dư” là các sao Tam Đài, Bát Tọa.
Thiên Tướng là ấn tinh, nếu đồng cung hoặc hội chiếu với sao Tử Vi thì giống như một vị hoàng đế đang cầm ấn ngọc, nếu có Lộc Mã hoặc các sao Liên Dư (Tam Đài, Bát Tọa) thì giống như một người có khả năng nắm trong tay quyền lực của quốc gia ngân khố đủ đầy, là đế vương hữu thanh hữu sắc.
Nhưng nếu đồng thời đồng cung hoặc hội chiếu với các sao ác sát thì lại trở thành “ vô đạo chi quân”, đây là bởi vì phú quý và vô đạo không phải là không đối lập.
<<Tử Vi Đẩu Số toàn thư>> viết: “ Tử Vi Thìn Tuất cung đắc địa dư Thiên Tướng đồng, Ất Kỷ Giáp Canh Quý nhân tài quan cách”. Tức là nếu Tử Vi và Thiên Tướng đồng cung tại Thìn Tuất thì tức là tài quan chi cách.

Đây là bởi vì can của những người sinh vào năm Ất dẫn tới Thiên Cơ Hóa Lộc, Thiên Lương Hóa Quyền, Tử Vi Hóa Khoa, tổ hợp Tử Vi Hóa Khoa nhập Mệnh. Can của những người sinh vào năm Kỷ dẫn tới Vũ Khúc Hóa Lộc, Tham Lang Hóa Quyền, Thiên Lương Hóa Khoa. Can của những người sinh vào năm Giáp dẫn tới Liêm Trinh Hóa Lộc. Can của những người sinh vào năm Canh dẫn tới Vũ Khúc Hóa Quyền. Can của những người sinh vào năm Qúy dẫn tới Phá Quân Hóa Lộc, Cự Môn Hóa Quyền, Thái Âm Hóa Khoa.
Trong đó, tác dụng của tứ hóa chính là : người sinh vào năm Giáp có Liêm Trinh Hóa Lộc đến gia hội, người sinh vào năm Ất có Tử Vi Hóa Khoa nhập Mệnh, người sinh vào năm Thìn có Tham Lang Hóa Lộc đến gia hội, người sinh vào năm Kỷ có vũ khúc hóa lộc đến gia hội, người sinh vào năm Canh có vũ khúc hóa quyền đến gia hội.
Trong các cách cục kể trên, đứng đầu là Thiên Cơ Hóa Lộc, Thiên
Lương Hóa Quyền do can Ất dẫn tới. Đó là bởi vì Thiên Tướng rất thích tài âm tương hợp.
Chú ý: tuy có Lộc, Quyền, Khoa nhưng phải gặp Lộc Tồn, Thiên Mã
mới có thể đoán được người này giàu có tới mức nào. Nếu không ngay cả khi có Xương, Khúc, Phù, Bật, Khôi, Việt đến tụ lại thì sẽ chẳng là gì ngoài sự phát triển thuận lợi trong giới chính trị. Do đó, cách nói Tử, Tướng đồng cung gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền là thượng cách, còn phải có thêm điều kiện gặp Lộc, Mã. Phương châm của ông Vương Đình Chi là: “Tử Vi Thiên Tướng Thìn Tuất cung, tối hỷ quyền lộc hỷ tương phùng”, đây cũng là một điểm cần được bổ sung.
Tổ hợp Tử Vi Thiên Tướng cùng nhập cung Mệnh, gặp Hóa Lộc là tốt nhất, gặp Lộc Tồn là tốt thứ hai. Nếu gặp Tả, Hữu, Xương, Khúc thì cũng là cách quý.
Nhưng tổ hợp “Tử, Tướng” không phù hợp để gặp Dương, Đà. Nếu gặp Kình Dương thì chủ nhân có kiện tụng, mặt khác người này dễ bị phá tướng.
Nếu gặp Đà La thì người này dễ bị chết đuối, hoặc là bị rụng răng. Tóm lại, nếu tổ hợp “Tử, Tướng” gặp Dương, Đà thì chủ nhân chỉ thích hợp kinh doanh, nếu theo đuổi con đường chính trị dễ dẫn tới tranh luận đúng sai hoặc đứng độc lập một mình một kiểu.

Nếu có bốn sao xấu : Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh cùng hộ chiếu thì chủ nhân là một người buôn bán bình thường chỉ khi bốn sát tinh này nhập miếu, mà có những sao cát tinh khác đồng cung hoặc hội chiếu, thì người đó mới dễ làm ăn phát đạt, nhưng có nhiều phiền não rối rắm, tranh chấp. Nếu Kình Dương hội chiếu lạc hãm thì sẽ có kiện tụng.
Chú ý : trong số các tổ hợp có sao Tử Vi thì chỉ có tổ hợp “ Tử Phủ”
vẫn có thể phù hợp với kinh doanh. Nhưng nếu gặp sát tinh, thì chủ nhân gian trá xảo quyệt. Nếu gặp cả Không Diêu thì người này không có duyên với lục thân.
Nếu đồng cung với Thiên Tướng cùng nhập Mệnh, lại có Tham Lang
nhập cung Phu Thê, thì người này hay gặp rắc rối trong chuyện tình cảm, biến tình yêu thành sự thỏa mãn dục vọng. Nếu là phụ nữ thì dễ trở thành vợ bé hoặc phòng nhì.
- Tổ hợp “Tử Sát”
Tử Vi có khả năng biến sát thành quyền (còn gọi là hóa sát vi quyền, trên thực tế chỉ hóa Thất Sát), bởi vì Tử Vi là Đế tọa, có thể ban quyền lực cho Thất Sát. Nếu Tử Vi và Thất Sát đồng cung, thì người này thích được làm lão đại. Nếu Thất Sát và Tử Vi đồng cung lại có thêm cát tinh hội chiếu thì bản lĩnh của Thất Sát càng trở nên anh hùng có đất dụng võ, người này có quyền có thế. Nếu không có cát tinh hộ chiếu, tức là thảo khấu ngang ngược chủ
nhân dễ phát tài một cách bất ngờ.
Tử Vi có thể biến sát khí của Thất Sát trở thành quyền uy đồng thời có thể hóa giải Linh Tinh và vô hiệu hóa Hỏa Tinh.
Nếu gặp Thất Sát đồng cung (phải ở hai cung Tỵ, Hợi) thì lúc này Tử Vi vượng, còn nếu có Xương, Khúc đồng cung thì chủ nhân không quý mà đại phú. Người sinh năm Bính, Mậu là tài quan chi cách (chú ý: trong một số sách nói rằng những người sinh vào năm Ất, Mậu là sai). Đây là bởi vì những người sinh năm Bính, Mậu lộc tồn tại Tỵ hoặc đồng cung với Tử, Sát, hoặc đối cung với Tử Sát. Ông Vương Đình Chi của trường phái Trung Châu có
một câu châm ngôn được truyền lại từ sư phụ của mình: “ Tử Vi Thất Sát dư Lộc Đồng, hóa sát vi quyền sinh anh hùng”. Tức là lấy điều kiện gặp Lộc để hóa Sát thực ra gọi là khống chế Sát thì đúng hơn.
Nhưng nếu Thất Sát không đồng cung với Tử Vi, mà ở đối cung hoặc tam phương, tức là thuộc về “Tương tại ngoại quân mệnh hữu sở bất thụ”, nó 
không được coi là có tác dụng hóa sát người đó dễ bị từng phạt hoặc bị thương.
<<Tử Vi đẩu số toàn thư>> viết: “ Tử Vi Thất Sát Hóa Quyền phản
tác trinh tường”. Lại viết : “Tử Vi Thất Sát đồng cung, hội tứ sát bất quý, cô độc hình thương”. Có thể thấy mấu chốt nằm ở khả năng “hóa sát vi quyền” hay không?
Nhưng nếu Tử, Sát đồng cung gặp Hỏa, Linh, Dương, Đà đồng cung hoặc hội chiếu, thì nó không tạo thành cục của “ chế hóa”. Nếu không có Lộc Tồn cát diêu mà không gặp sát tinh cho dù không có Lạc Vong, không có Không Diêu, thì người này cũng chỉ là hư danh mà thôi.
- Tổ hợp “Tử Phá”
Nếu Tử Vi và Phá Quân đồng cung nhập vào cung Mệnh hoặc hội chiếu, và không có sát tinh, người này nên tìm kiếm sự phát triển trong giới chính trị. Nếu hội chiếu Lộc Tồn, Thiên Mã, người đó kinh doanh rất phát đạt nhưng nên làm các công việc kinh doanh công cộng hoặc các doanh nghiệp có liên quan đến chính phủ. Cổ nhân nói : “ Tử Vi Phá Quân tọa mệnh, giáp ất mậu kỷ canh niên nhân, phú quý kham kỳ”. Nhưng nếu không gặp tam cát hóa và không có cát tinh đến hỗ trợ, thì người này tuy theo chính trị nhưng chức vụ không lớn. Cổ nhân nói : “ Tử Vi Phá Quân vô tả hữu cát hội, hung
ác tư lại”.
Nếu Tử Vi nhập vào Thiên La Địa Võng (Thìn cung là Thiên La, Tuất
cung là Địa Võng), đối cung có Phá Quân, không có cát tinh tương trợ chiếu mệnh thì được gọi là “vô nghĩa”. Bởi vì Phá Quân mang ý nghĩa xông pha tiên phong xung kích đánh phá địch sau khi bị đối cung hoàng đế chi mệnh, liền tuân mệnh lệnh, bất chấp tất cả, đi xa gia đình, giết địch cũng vô ích, cho nên gọi là vô tình vô nghĩa. Đối với con người, hoặc là tinh thần dễ bị kích động, hoặc là trong tâm không yên. Nếu có cát tinh hộ chiếu tuy có thể hóa giả vô tình thành có tình, nhưng cả đời người này nhất định sẽ phải có thăng
trầm, cuộc đời không được bình yên, thường cố ý hay vô ý biểu lộ mặt yếu đuối trong tình cảm.
Nếu Tử Vi và Phá Quân cùng nhập vào cung Mệnh, cũng là biểu hiện của đào hoa cho thấy người này có sắc dục. Nếu lúc này trong cung Phu Thê không có chủ tinh, nếu là nam giới đa số người này là con hoang.Vì không có sao chính tọa tại cung Phu Thê, nên có thể gặp tình “bác ái” thậm chí có thể 
lạm dụng trong tình yêu. Nếu gặp Phá Quân ra thêm tứ sát nhập Mệnh, hầu hết họ đều là những kẻ bội bạc đạo đức giả không phải là kẻ tiểu nhân mà là ngụy quân tử.
Ngoài sáu tổ hợp chủ yếu nêu trên, Tử Vi nhập Mệnh và các sao khác (bao gồm cả hung tinh) cùng đồng cung hoặc hội chiếu cũng sẽ hình thành nên cách cục và tổ hợp mà phát sinh ra tác dụng. Luận giải như sau:
Cổ nhân có câu: “Tử lộc đồng cung nhật nguyệt chiếu, quý bất khả
ngôn”, “Tử Vi, Vũ Khúc lâm tài trạch, canh kiêm quyền lộc phúc quý ông”.
(Chú ý: Nếu như có Lộc Tồn đồng cung thì cũng như vậy. Nó phản ánh được tính chất của Tử Vi thích gặp Lộc Tồn).
Cách cục tốt nhất là Lộc, Quyền đầy đủ, nếu chỉ có Hóa Lộc, không có Hóa Quyền thì chủ nhân chỉ có hư danh. Nếu Tử Vi nhập Mệnh (đặc biệt là nhập Mệnh tại cung Ngọ là tốt) lúc này Xương, Khúc tại tam phương hội hợp, hoặc Xương, Khúc giáp Mệnh thì khả năng học tập của người này có thể đạt tới trình độ đại học.
Tử Vi thích Hóa Quyền, ngay cả khi không có bách quan triều củng, thì người đó cũng có thể nắm quyền lực trong tay. Nhưng sau khi Tử Vi Hóa Quyền, người đó thường sẽ muốn nắm giữ quyền vị cao hơn, từ đó mà càng vất vả hơn. Tử Vi thích nhất Hóa Khoa, người này sẽ có danh tiếng và địa vị cao. Bất luận Tử Vi Hóa Quyền hay Hóa Khoa đều được luận thành “Tại dã cô quân”.
Tử Vi sợ lạc hãm vào tứ sát (Kình, Đà, Hỏa, Linh) sẽ không kiểm soát được mà sa ngã vào, tạo nên một cục diện nô lệ lừa chủ. Nếu rơi vào đại hạn thì lý luận tương tự. Tất cả những người trong quân ngũ khi đi đến tổ hợp này nếu anh dũng hi sinh sẽ được vinh danh sau khi chết.
Nếu đi vào cung Mệnh cùng tứ sát tinh, đặc biệt có Hỏa, Linh cùng nhập cung Mệnh mà lại không có sao cát tinh đồng cung thì đa số người này gian trá, giả nhân giả nghĩa, không phải là tiểu nhân mà là ngụy quân tử. Hơn nữa người này tính tình keo kiệt ích kỷ, rất coi trọng tiền bạc, nhẹ thì ít tính toán nặng thì đi đâu cũng tính toán thiệt hơn với người khác không thẳng thắn dễ chịu vì vậy mà người khác không thích anh ta.
Nếu cùng nhập cung Mệnh với Không, Kiếp mà lại không có bách quan triều củng thì người này thường có tư tưởng xuất gia đi tu.

Nếu Tử Vi đi vào vận hạn (vòng Đại Hạn hoặc vòng Lưu Niên) thì người này trong khoảng thời gian vận hạn sẽ gặp nhiều may mắn và phú quý, nếu là người kinh doanh rất phát đạt, nếu là chính khách sẽ thăng quan tiến chức.
Nếu lúc này đồng cung có sao Thiên Phủ thì lại càng có quý nhân phù trợ, hoặc người đó sẽ bất ngờ có được cả danh lẫn lợi. Lúc này nếu Phá Quân đồng cung hoặc hội chiếu, thì sẽ nảy sinh ra chuyện bỏ cũ thay mới. Nếu gặp Không, Kiếp, Hao Tinh thì người này sẽ gặp khó khăn về tài chính, phá sản, đình trệ. Nếu gặp phải các sao Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh thì sẽ có tranh chấp, cách chức đình chỉ công việc.
Chú ý: Đối với các luận đoán bên trên đối với việc xem Tử Vi trong Đại Hạn hoặc Lưu Niên chỉ được dùng để tham khảo, tính chất của tường ngôi sao đồng cung hoặc hội chiếu với sao Tử Vi cần được xem xét chi tiết.
Đối với cuộc đời của người nữ mệnh, trong các cuốn sách cổ cho rằng, nếu Tử Vi nhập Mệnh, sẽ có đồng cung với Thiên Phủ và hội chiếu với cát tinh đây chính là mệnh của phong cáo phu nhân. Nếu là Kình Dương, Đà La, Hỏa, Linh Tinh, Không, Kiếp hội chiếu và có Phá Quân chiếu vào thì trong suốt cuộc đời của người đó thích được tự mình ra quyết định, mặc dù có thể phát tài kiếm được nhiều tiền nhưng không tránh khỏi lăng nhăng nhiều chồng. Nếu Tử Vi nhập vào cung Phu Thê, có thêm Thiên Phủ và sao cát tinh
thì người đó có cuộc sống giống như mệnh là Phù Dung Tử Quý.
Chú ý : Cách nói bên trên chưa được đầy đủ, trên thực tế nữ mệnh có tử phủ đồng cung chưa chắc đã là “Phù Dung Tử Quý”, phải là “bách quan triều củng” thì mới có khả năng, nếu không gặp cát tinh mà là hung tinh thì người đó hôn nhân không thuận lợi.
Mặt khác, “Tử Phá” “Tử Tướng”- hai loại kết cấu này đối với nữ mệnh rất khó có thể viên mãn trong cuộc sống hôn nhân. Nếu gặp các trợ tinh thì sẽ không thành đôi (ví dụ gặp Thiên Khôi mà không gặp Thiên Việt,…), lại đồng cung với sát, không diêu thì họ thường sẽ tái hôn.

Thẻ

Bài Viết Liên Quan